Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Kế hoạch tổ chức "Tháng Nhân đạo" năm 2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Thực hiện Kế hoạch số 116/KH-CTĐQB, ngày 15/4/2020 của Hội CTĐ tỉnh Quảng Bình về tổ chức “Tháng Nhân đạo’ năm 2020, được sự nhất trí của Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND-UBND huyện, Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ huyện Quảng Ninh xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức "Tháng Nhân đạo" năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành động của các tầng lớp nhân dân đối với công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ; phát huy vai trò tham mưu của Hội Chữ thập đỏ với các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ (CTĐ); tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác nhân đạo.

2. Tạo phong trào thi đua trong tổ chức Hội, các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân, tham gia tích cực thực hiện các hoạt động của Hội CTĐ, tích cực góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.

3. "Tháng Nhân đạo" là tháng cao điểm để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao nhận thức cho người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 ; tăng cường vận động nguồn lực chung tay phòng chống dịch bệnh covid-19, hỗ trợ đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối của Hội Chữ thập đỏ trong công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ.

 II. THỜI GIAN

Từ ngày 01 đến 31 tháng 5 năm 2020.

 Trong đó 2 tuần cao điểm từ ngày 08/5 (Ngày Chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) đến ngày 19 tháng 5 năm 2020  (Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập và là Chủ tịch Danh dự đầu tiên của Hội).

 III. CHỦ ĐỀ

"Chung tay vì sức khỏe cộng đồng" 

IV. CHỈ TIÊU CƠ BẢN

- Phấn đấu có 300 lượt người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó ưu tiên những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 được trợ giúp trong "Tháng Nhân đạo" 2020 với hình thức trợ giúp và mức trợ giúp thích hợp.

- Hội CTĐ huyện  vận động nguồn lực hỗ trợ 1 công trình nhân đạo trị giá từ 30 đến 50 triệu đồng,  hỗ trợ 3 địa chỉ nhân đạo (theo hình thức cuộc vận động  "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo’’)  .

- Mỗi Hội CTĐ cơ sở lựa chọn  hỗ trợ ít nhất cho 1 địa chỉ  nhân đạo  và hỗ trợ 01 địa chỉ nhân đạo với mức 300.000 đồng trở lên/tháng (theo hình thức cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo’’).

- Tuyên truyền trực tiếp và tư vấn cho 1.000 người về mục đích, ý nghĩa của công tác Hiến máu tình nguyệ và phòng chống dịch bệnh Covid-19.

 V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tổ chức tuyên truyền các giá trị nhân đạo và phong trào Chữ thập đỏ

- Các cơ sở Hội tham mưu, phối hợp tổ chức tuyên truyền cho cán bộ hội viên và nhân dân về Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo; các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ; Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế.

- Phối hợp Đài Truyền thanh- truyền hình  và Trang thông tin điện tử UBND huyện cập nhật các hoạt động và các mô hình, điển hình của Hội CTĐ các cấp trên địa bàn huyện. Tăng cường viết tin, bài tuyên truyền hoạt động ‘Tháng nhân đạọ’ và các gương người tốt, việc tốt  đăng tải trên các phương tiên thông tin đại chúng.

2. Tổ chức các hoạt động trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

- Chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức khảo sát, lập hồ sơ đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp tại địa phương dưới hình thức “địa chỉ nhân đạo”; tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo, vận động và điều phối các tổ chức, cá nhân trợ giúp các "địa chỉ nhân đạo"  theo hướng phát triển bền vững của cuộc vận động " Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với mội địa chỉ nhân đạo".

- Vận động tổ chức giúp đỡ các đối tượng khó khăn trên địa bàn, trong đó tập trung chủ yếu trợ giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn  bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Phấn đấu mỗi Hội cơ sở xã, thị trấn giúp đỡ 10-15 đối tượng, Hội cơ quan và trường THPT giúp đỡ 5  - 10 đối tượng, huyện hội 100 đối tượng trở lên.

- Vận động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp triển khai xây dựng công trình nhân đạo, phần việc nhân đạo trên địa bàn như  Nhà Chữ thập đỏ, trường học, các công trình dân sinh v.v...

- Tổ chức và duy trì hoạt động  ‘Bếp ăn tình thương’ tại bệnh viện Đa khoa huyện.

3. Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, Hiến máu tình nguyện

- Vận động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí những người có hoàn cảnh khó khăn, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu, phòng ngừa và ứng phó thảm họa, phát triển các đội hình hoạt động nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ làm nòng cốt .

- Phát động chiến dịch : ‘Những giọt máu hồng’ hè 2020  và các sự kiện HMTN theo kế hoạch của tỉnh hội .

- Phối hợp nhành Y tế, các ngành, đoàn thể địa phương, chủ động ứng phó dịch bệnh Covid-19

4. Đẩy mạnh vận động xây dựng nguồn lực cho hoạt động CTĐ.

- Hội Chữ thập đỏ tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai thực hiện vận động xây dựng Quỹ Nhân đạo năm 2020.

- Tham mưu, phối hợp tổ chức các sự kiện, hoạt động gây quỹ hoạt động CTĐ.

- Tăng cường kết nối với các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí và điều kiện cho hoạt động tháng nhân đạo.

 5. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ tại địa phương

- Tham mưu để cấp ủy Đảng tổ chức đánh giá định kỳ trong năm về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ tại địa phương theo tinh thần Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam".  Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc  ‘Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới’. 

Tham mưu Cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo hoàn thành việc thực hiện nghị định 34/NĐ-CP, kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách Hội cơ sở,  tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ địa phương hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Đề xuất chính quyền cùng cấp tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động của Hội; tăng cường quản lý nhà nước và chỉ đạo các hoạt động của Hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn và những người dễ bị tổn thương tại địa phương.

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội CTĐ huyện:

- Hội Chữ thập đỏ huyện xây dựng kế hoạch báo cáo lãnh đạo huyện về việc tổ chức "Tháng Nhân đạo" 2020.

- Phối hợp Đảng ủy, Chính quyền các xã, thị trấn kiện toàn BCH Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở.

- Giao cho Văn phòng huyện Hội làm cơ quan thường trực, tham mưu triển khai, thực hiện “Tháng nhân đạo” năm 2020; tham mưu xây dựng báo cáo tổng kết và khen thưởng "Tháng Nhân đạo" năm 2020 (hoàn thành trước ngày 15/6/2020).Tổ chức kiểm tra, đánh giá và tổng kết "Tháng Nhân đạo" năm 2020 trong sơ kết công tác Hội và phong trào CTĐ toàn tỉnh 6 tháng đầu năm.

 2. Hội CTĐ cơ sở trực thuộc:

- Căn cứ Kế hoạch của huyện, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp Kế hoạch tổ chức "Tháng Nhân đạo" năm 2020 tại địa phương, đơn vị; tổ chức, điều phối, kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động nhân đạo trong "Tháng Nhân đạo" tại địa phương, đơn vị mình.

- Lồng ghép tổ chức tổng kết "Tháng Nhân đạo" trong sơ kết 6 tháng dầu năm.

 Căn cứ Kế hoạch trên đây, Ban Thường vụ Hội CTĐ huyện yêu cầu Hội CTĐ các xã, thị trấn, các đơn vị trực thuộc khẩn trương tham mưu thực hiện, đảm bảo "Tháng Nhân đạo" năm 2020  được tổ chức đúng tiến độ và đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.

Tải Kế hoạch

Các tin khác