Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Câu hỏi đợt thi thứ hai (tháng 8 năm 2020) cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật qua Trang thông tin điện tử huyện Quảng Ninh”

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Câu 1. Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định trách nhiệm của người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?

A. Khai báo trung thực diễn biến bệnh; thực hiện chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

B.  Khai báo trung thực diễn biến bệnh; tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

C. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

D. Cả A và C

Câu 2. Theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nào sau đây?

A.  Không thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. 

B. Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

C. Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật. 

D. Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Câu 3. Theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thì bị phạt bao nhiêu tiền?

A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

C. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

D.  Phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

Câu 4. Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được hiểu như thế nào?

A. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động.

B. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

C. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

D. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động.

Câu 5. Bộ Luật lao động năm 2019 quy định đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như thế nào?

A. 12 ngày làm việc;

B. 14 ngày làm việc;

C. 16 ngày làm việc;

D. 18 ngày làm việc;

Câu 6. Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định như thế nào về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên?

A. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

B. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

C. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có thẩm quyền Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

A. Quốc hội

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội

C. Chính phủ

D. HĐND cấp tỉnh

Câu 8. Theo quy định của Hiến pháp 2013, cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh?

A. Quốc hội

B. Chính phủ

C. Ủy ban thường vụ Quốc hội

D. Chủ tịch nước

Câu 9. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định huyện không thuộc miền núi, vùng cao, hải đảo có trên 80 nghìn dân thì được bầu tối đa bao nhiêu đại biểu HĐND huyện?

A. 30 đại biểu HĐND

B. 35 đại biểu HĐND

C. 40 đại biểu HĐND

D. 45 đại biểu HĐND

Câu 10. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định xã không thuộc miền núi, vùng cao, hải đảo có trên năm nghìn dân thì được bầu tối đa bao nhiêu đại biểu HĐND xã?

A. 20 đại biểu

B. 25 đại biểu

C. 30 đại biểu

D. 35 đại biểu

Câu 11: Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, người điều khiển xe ô tô chở người trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

 D. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Câu 12: Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 13: Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền nào sau đây?

A. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

B. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có giá trị không quá 5.000.000 đồng.

C. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

D. Phạt cảnh cáo và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Câu 14. Câu hỏi tình huống:

A và B là hai học sinh lớp 12 của trường trung học phổ thông Z. Sau khi tan học, A chở B trên xe máy điện của mình từ trường về nhà. Do trời nắng nên B lấy dù (ô) của mình để che cho 02 người khi đang chạy xe trên đường. Khi lưu thông qua thôn X, xã Y thì gặp cơn gió mạnh, làm dù của B che khuất tầm nhìn của A nên A đã lái xe của mình va chạm với xe máy của C đang đỗ trên lòng đường, sát lề đường. Vụ va chạm giao thông trên không gây thiệt hại gì về người và tài sản của hai bên.

Theo anh/chị trong tình huống trên có bao nhiêu hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ? Anh/chị nêu các biện pháp xử lý các vi phạm (nếu có)?

Câu 15. Theo anh (chị) có bao nhiêu người tham gia đợt thi này?

 

 

Các tin khác