Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Hội thảo tổng kết dự án OIF

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 24/12, Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh tổ chức hội thảo tổng kết dự án OIF giới thiệu sản phẩm OCOP và chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Dự hội thảo có đồng chí Trần Xuân Tình, Phó Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh; một số ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nông nghiệp hữu cơ Lộc Việt, Hợp tác xã Măng giang Trường Xuân; lãnh đạo và một số ban ngành, đoàn thể xã Trường Sơn và Ban điều hành Hợp tác xã nuôi ong đại ngàn Trường Sơn.

Đồng chí Trần Xuân Tình, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội nghị

 

Nghề nuôi ong lấy mật của người dân xã Trường Sơn bắt đầu từ năm 2005 do Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và thành lập CLB nuôi ong với 10 thành viên nuôi 20 đàn ong. Đến năm 2022, CLB đã mở rộng quy mô và thành lập Hợp tác xã nuôi ong lấy mật đại ngàn Trường Sơn. Song việc nuôi ong của các thành viên còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.

Từ tháng 5/2022, được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt, Quỹ Phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh đã triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội cho phụ nữ nghèo và dân tộc Vân Kiều tại xã Trường Sơn thông qua tạo thu nhập từ nghề nuôi ong lấy mật ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch Covid-19”. Dự án do Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế (OIF) tài trợ.

 

Theo đó, dự án đã củng cố lại Hợp tác xã nuôi ong với 25 thành viên, trong đó gồm 16 thành viên là phụ nữ thuộc nhóm đối tượng dễ tổn thương, 7 thành viên là người Bru Vân Kiều…Các thành viên trong Hợp tác xã được hỗ trợ 75 đàn ong giống và cơ sở vật chất phục vụ nghề nuôi ông như: mũ lưới, bình xịt khói, thùng quay mật, máy đóng nắp chai, máy in date, máy đo thủy phần vv... đồng thời được hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch sản xuất kinh doanh.

 

Sau hơn 7 tháng triển khai thực hiện dự án, 100% thành viên trong Hợp tác xã có tay nghề nuôi ong và khả năng bán hàng hiệu quả. Số đàn ong tăng lên khoảng 300 đàn, sản lượng mật thu hoạch bình quân khoảng 2.000 lít/năm. Đặc biệt, sản phẩm “Mật ong TS” của Hợp tác xã đã đăng ký bảo hộ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đủ tiêu chuẩn để tiêu thụ trên thị trường và đang đề nghị công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Ng. Khang

Các tin khác