Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Hội làm vườn huyện Quảng Ninh chú trọng phát triển kinh tế cho hội viên

Font size : A- A A+
Những năm qua, Hội làm vườn huyện Quảng Ninh đã tích cực hỗ trợ, tuyên truyền vận động hội viên tiến hành cải tạo vườn tạp, vườn đồi, đưa vào trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, góp phần giúp gia đình hội viên nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Văn Anh Thuyết, Chủ tịch Hội làm vườn huyện Quảng Ninh cho biết: “Hội làm vườn huyện có 16 cơ sở hội trực thuộc, với tổng số 1.995 hội viên. Trong 5 năm qua, Hội Làm vườn huyện đã tích cực vận động hội viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối của của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào việc giảm nghèo bền vững tại địa phương. Từ những hoạt động của phong trào đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi, biết khai thác tiềm năng thế mạnh, sức lao động, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất kết hợp trồng trọt với chăn nuôi đã cho thu nhập từ 100 đến 500 triệu đồng/năm. Đặc biệt, phong trào làm kinh tế VAC đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp”.

 

Thăm mô hình vườn mẫu trồng rau an toàn trong nhà lưới gia đình bà Phạm Thị Huệ ở thôn Thượng Hậu xã Võ Ninh

 

Nhiều mô hình kinh tế VAC phát triển như mô hình vườn rừng, vườn đối ở các xã Trường Xuân, Xuân Ninh, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh; mô hình vườn cây cảnh ở Lương Ninh, thị trấn Quán Hàu; mô hình trồng rau màu trên đất cát pha ở xã Gia Ninh, Võ Ninh...Tiêu biểu như mô hình trồng cam V-6 và Valentine trên đất đồi của gia đình ông Trần Thiệt Thuật ở thôn Lệ Kỳ III, xã Vĩnh Ninh.

Trên diện tích đất đồi khoảng 2 héc ta, cùng với việc xây dựng chuồng trại, đào hồ nuôi cá phát triển chăn nuôi, gia đình ông đã tiến hành trồng khoảng 500 cây cam V-6, Valentine và hàng trăm cây quýt, chanh, ổi vv…Từ Tết nguyên đán Tân Sữu đến nay, ông đã tiến hành thu hoạch quýt và xuất bán ra thị trường với giá 30.000 đồng/kg. Đối với cây cam, hiện nay đang phát triển rất tốt và đã cho quả, dự kiến đến cuối tháng 11/2021 sẽ cho thu hoạch, đưa lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Mô hình trồng cam V6 trên đất đồi của anh Trần Thiệt Thuật, ở thôn Lệ Kỳ III, xã Vĩnh Ninh

 

Mô hình trồng cây ăn quả trên đất đồi dốc kết hợp nuôi ong lấy mật của gia đình ông Trần Văn Thuận ở thôn Kim Sen, xã Trường Xuân cũng được đánh giá là một hướng phát triển khá bền vững. Hàng năm, từ mô hình này đã đưa lại thu nhấp gia đình ôngtrên 200 triệu đồng.Cùng với đó, phát huy thế mạnh của địa phương và được sự hỗ trợ của Hội làm vườn huyện, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, nhiều hội viên ở xã Võ Ninh đã hình thành được các Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, cùng cấp nguồn rau thương phẩm sạch cho thị trường, đảm bảo thu nhập khá ổn định. Điển hình như mô hình vườn mẫu trồng rau an toàn trên diện tích gần 2.000 m2 có hệ thống lưới che, phun tưới tự động của bà Phạm Thị Huệ ở thôn Thượng Hậu rất hiệu quả. Với phương thức luân canh gối vụ, hàng ngày gia đình bà đều có rau thương phẩm xuất bán đưa lại thu nhập từ 200 đến 300.000 đồng/ngày; đặc biệt vào mùa hè lên đến hơn 400.000 đồng/ngày vvv

Trong 5 năm qua, Hội làm vườn huyện Quảng Ninh đã phối hợp tổ chức được 39 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc cây cảnh cho 1.292 lượt cán bộ hội viên... Bên cạnh đó, Hội làm vườn huyện còn tổ chức cho cán bộ, hội viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm một số mô hình vườn mẫu tiêu biểu ở các xã, thị trấn trên địa bàn như mô hình vườn mẫu cây cảnh, mô hình trồng cây ăn quả trên đất đồi, mô hình trồng cây ăn quả trên đất đồi dốc kết hợp nuôi ong lấy mật; các mẫu vườn trồng cây ăn quả trên đất thịt và mô hình trồng rau, củ, quả trên đất cát pha…

Tại những mô hình đến thăm, các thành viên trong đoàn đã được các chủ vườn giới thiệu, chia sẽ kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật chăm bón và giải đáp một số băn khoăn, thắc mắc của các thành viên.

Thông qua chuyến tham quan thực tế giúp các thành viên trong đoàn công tác Hội làm vườn huyện rút ra được nhiều kinh nghiệm cho việc triển khai lựa chọn những cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó tạo ra chuỗi sản phẩm tiêu thụ ổn định, bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.Ông Hoàng Văn Mịn, Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Quảng Bình cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao việc tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm từ các vườn mẫu của Hội làm vườn huyện Quảng Ninh, qua đó, giúp cán bộ, hội viên giao lưu, học hỏi, chia sẽ những cách làm, mô hình hay, mẫu vườn phù hợp để khi trở về địa phương mình có thể thực hiện, nhân rộng các mô hình, góp phần tạo điền kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình”.

Những kinh nghiệm thực tếvà hiệu quả đưa lại từ những mô hình, các dạng mẫu vườn mà các cán bộ, hội viên học tập được cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ về kỹ thuật, cây giống và nguồn vốn đầu tư, tin tưởng rằng trong thời gian tới, Hội làm vườn huyện Quảng Ninh sẽ nhân rộng các vườn mẫu và có nhiều cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả từ mô hình kinh tế vườn, giúp hội viên nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nhiều vườn mẫu trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 

Ng.Khang

 

More