Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Một số chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng Bãi ngan ven biển

Font size : A- A A+

 

I. CHÍNH SÁCH VỀ SẢN XUẤT

Theo Nghị quyết số 36/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành quy định mức hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình:

1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp

- Nội dung hỗ trợ:

+ Đối với dự án trồng trọt: Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch;

+ Đi vi d án chăn nuôi: Hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất;

+ Đi vi d án lâm nghip: Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón;

+ Đi vi d án ngư nghip (khai thác): Hỗ trợ hầm bảo quản;

+ Đối với dự án nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ đánh bắt;

+ Đối với dự án diêm nghiệp: Hỗ trợ cát, bạt, máy móc, công cụ sản xuất muối, cải tạo hệ thống cấp, tiêu nước.

- Định mức hỗ trợ thực hiện dự án: Hộ nghèo không quá 10 triệu đồng/hộ; Hộ cận nghèo không quá 08 triệu đồng/hộ; Hộ mới thoát nghèo không quá 06 triệu đồng/hộ.

2. Dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện và phát triển kinh tế xã hội của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Mức hỗ trợ thực hiện: Mức hỗ trợ bằng 30% giá trị hợp đồng thuê, mua, sửa chữa và các chứng từ chi tiêu hợp pháp, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án hoặc mô hình.

II. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

Theo Thông tư 15/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020:

1. Đối với người lao động thuộc hộ nghèo được hỗ trợ:

- Đào tạo nghề, ngoại ngữ: hỗ trợ 100% chi phí khóa học theo giá dịch vụ đào tạo nghề, ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;

- Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;

- Tiền ở: mức 300.000 đồng/người/tháng;

- Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (qun áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 400.000 đồng/người;

- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hp pháp đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục:

+ Về lệ phí cấp hộ chiếu: Cấp mới 200.000 đồng/lần cấp, cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất 400.000 đồng/lần cấp, gia hạn hộ chiếu 100.000 đồng/lần cấp, cấp giấy xác nhn yếu tố nhân sự 100.000 đồng/lần cấp;

+ Vgiấy thông hành: 50.000 đồng/lần cấp đối với Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào hoặc Việt Nam – Cămpuchia và Giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam sang công tác, du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam;

+ Vgiấy phép xuất cảnh: 200.000 đồng/lần cấp;

+ Về phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/lần/người;

+ Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

+ Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

2. Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo thì mức hỗ trợ tối đa bng 70% mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Đối với người lao động khác cư trú dài hạn trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển sẽ được đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết với mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức hỗ trợ đối với đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH

Theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/07/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn:

Học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo  học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, học sinh THPT là dân tộc kinh ngoài điều kiện trên còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ như sau:

1. Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

2. Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

3. Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

IV. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

Theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn

1. Phụ cấp thu hút:  Được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và không quá 5 năm.

2. Phụ cấp công tác lâu năm: Được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:

- Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

- Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

- Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển từ đủ 15 năm trở lên.

3. Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng: Áp dụng đối với trường hợp đến công tác ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam. Cụ thể:

- Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;

- Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình;

- Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp theo quy định nêu trên trong cả thời gian công tác ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.

4. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hoặc nghỉ hưu:

Áp dụng đối với trường hợp đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đủ 10 năm trở lên. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được trợ cấp bằng một phần hai tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hoặc nghỉ hưu.

Thời gian thực tế làm việc ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới ba tháng thì không tính; Từ đủ ba tháng đến đủ sáu tháng thì được tính bằng một phần hai năm công tác; Từ trên sáu tháng đến mười hai tháng thì được tính bằng một năm công tác.

Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại xã đặc biệt khó khăn

More