Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Giúp đồng bào Vân Kiều xã Trường Xuân phát triển kinh tế bằng mô hình ‘trồng tre điền trúc lấy măng”

Font size : A- A A+

Thời gian qua, đã có nhiều mô hình, dự án nhằm tạo sinh kế bền vững giúp đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều của xã Trường Sơn và Trường Xuân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, trong đó, có dự án liên kết chuỗi giá trị măng Trường Xuân do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Ninh hỗ trợ thực hiện.

Xã Trường Xuân là một trong những địa phương nghèo của huyện Quảng Ninh. Đặc biệt là 2 bản Hang Chuồn- Nà Lâm và Bản Khe Ngang, mặc dù diện tích tự nhiên tương đối rộng nhưng địa hình chủ yếu là núi đá vôi nên không có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của xã còn rất hạn chế. Do đó, đời sống của người dân rất khó khăn nhất là đồng bào Bru Vân Kiều, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

Trước thực trạng đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã xây dựng mô hình sinh kế giúp người dân có thể phát triển kinh tế bền vững, ổn định cuộc sống lâu dài. Trên cơ sở tìm hiểu thổ nhưỡng và các loại cây có giá trị kinh tế phù hợp với khí hậu, chất đất ở 2 bản, đơn vị đã triển khai mô hình mô hình sinh kế “trồng tre Điền Trúc lấy măng”  tại bản 2 bản Hang Chuồn – Nà Lâm và bản Khe Ngang. Anh Hồ Long, bản Khe Ngang, xã Trường Xuân chia sẽ, được sự quan tâm của cấp trên, gia đình tôi được hỗ trợ trồng cây tre lấy măng, từ khi trồng đến nay đã được hơn 2 tháng, hiện cây phát triển tốt. Trong quá trình trồng gia đình tôi được hỗ trợ cây giống, phân bón và được hướng dẫn kỷ thuật trồng.

 

Từ đầu tháng 11/2023, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã xây dựng mô hình và chuyển giao kỹ thuật trồng tre lấy măng trên diện tích 4 ha cho người dân đồng bào Bru Vân Kiều. Để triển khai mô hình, cán bộ, kỹ thuật của của Trung tâm đã trực tiếp làm và hướng dẫn bà con các công đoạn, như: mua cây giống, đào hố, bón phân, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc … với kinh phí để thực hiện mô hình hơn 400 triệu đồng để đầu tư cho năm đầu tiên. Đến năm thứ 2, bà con sẽ được Trung tâm hỗ trợ 60% chi phí phân bón, công chăm sóc.

 Sau hơn 1,5 tháng trồng, hiện tại, tre sinh trưởng phát triển tốt, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh. Hầu hết diện tích trồng tre của người dân có tỷ lệ cây sống cao đạt trên 85%, chiều cao cây tre đạt 85cm. Hiện có khoảng trên 45% số gốc đã ra chồi nhỏ.

 

Điểm đặc biệt của mô hình, đó là đến khi thu hoạch các hộ sẽ được bao tiêu sản phẩm bỡi hợp tác xã Măng Giang Trường Xuân. Được thành lập từ tháng 9/2023, với 7 thành viên, trung bình mỗi tháng HTX thu mua hơn 3 tấn măng tươi từ các thành viên HTX và người dân trên địa bàn, HTX chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, sau khi trừ chi phí trung bình mỗi năm HTX thu lãi từ 250-300 triệu đồng.Ông Nguyễn Viết Tâm, Giám đốc HTX Măng Giang Trường Xuân cho hay, sau khi thu mua măng của các thành viên trong HTX và người dân trên địa bàn chúng tôi chế biến thành 3 sản phẩm, gồm măng chua, măng dầm tỏi ớt và măng khô cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện, HTX có 3 cửa hàng tại Quảng Trị. Được sự hỗ trợ của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, chúng tôi hỗ trợ, hướng dẫn bà con 2 bản Hang chuồn- Nà Lâm và Khe Ngang trồng tre lấy măng, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu chính cho HTX sau nay...

Dự kiến sau 3 năm, mô hình trồng tre lấy măng sẽ cho thu hoạch với năng suất khoảng 12 tấn/ha. Với giá bán khoảng 15 nghìn đồng/kg, lợi nhuận thu về trên 23 triệu đồng/năm. Đây là mô hình trồng tre lấy măng nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho bà con, góp phần xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi. Anh Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc Trung Tâm DVNN huyện Quảng Ninh cho biết, được sự hỗ trợ của UBND huyện, Trung tâm dịch vụ NN huyện đã thực hiện mô hình chuỗi liên kết ……Qua quá trình thực hiện, Trung tâm đã cử cán bộ theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo HTX thực hiện tốt các bước của dự án liên kết để mô hình đạt kết quả tốt, Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ cho HTX về việc xây dựng thương hiệu, bao bì, nhãn mác..tem truy suất nguồn gốc sản phẩm. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đồng hành cùng HTX thu mua măng của bà con để phát triển các sản phẩm…nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Với phương châm  trao “Cần câu” sinh kế cho người dân, dự án “liên kết chuỗi giá trị măng giang Trường Xuân” của Trung tâm DVNN huyện Quảng Ninh nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc miền núi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động của địa phương để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS. Qua đó, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; yên tâm, tự tin làm giàu trên chính quê hương mình./.

 M. Hằng

Trung tâm VH-TT&TT huyện Quảng Ninh

More