Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT QUA TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN QUẢNG NINH (ĐỢT 1/2021)

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Câu 1: Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ bao nhiều tuổi thì có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ mười sáu tuổi trở lên.

B.Từ đủ mười sáu tuổi trở lên.

C.Đủ mười tám tuổi trở lên.

D.Từ đủ mười tám tuổi trở lên.

Câu 2: Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, đối tượng nào được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri?

A.Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.

B.Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri trừ người đang bị tước quyền bầu cử.

C.Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri trừ người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

D.Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri trừ người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 3. Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước CHXHCN Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp? 

A. Đủ mười sáu tuổi trở lên.

B. Đủ mười tám tuổi trở lên.

C. Đủ hai mươi tuổi trở lên.

D. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên.

Câu 4.Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành theo những nguyên tắc nào? 

A. Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp

B. Nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

C. Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và trực tiếp bỏ phiếu kín.

D. Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

Câu 5. Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được quy định như thế nào? 

A. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá ba đại biểu.

B. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá bốn đại biểu.

C. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá năm đại biểu

D. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá bảy đại biểu

Câu 6: Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, trường hợp nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?

A.Người đang bị khởi tố bị can; người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

B.Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

C.Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

D.Cả 03 phương án trên.

Câu 7: Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015,Tổ bầu cử phải niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở khu vực bỏ phiếu châm nhất là mấy ngày trước ngày bầu cử?

A.Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử.

B.Chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.

C.Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử.

D.Chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử.

Câu 8: Theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015,những hành vi nào bị cấm trong vận động bầu cử?

A. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

B. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

C. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

D.Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015,quy định thời gian bỏ phiếu như thế nào?

A.Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày..

B.Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bốn giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước bốn giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.

C.Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ tối cùng ngày.

D.Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến mười giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ tối cùng ngày..

Câu 10: Chọn phươngán đúng nhất trong việc thực hiện bỏ phiếu của cử tri theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015?

A.Cử tri bắt buộc phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay.

B.Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết và bỏ phiếu hộ.

C. Nếu viết hỏng, cử tri có thể sửa lại trên phiếu bầu.

D.Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

Câu 11: Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, phiếu bầu nào là phiếu bầu không hợp lệ?

A. Phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra và có dấu của Tổ bầu cử.

B.Phiếu để số người được bầu theo số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử

C. Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;

D. Phiếu ghi tên người trong danh sách những người ứng cử.

Câu 12: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, ngày bầu cử là ngày nào?

A.Phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.

B.Phải là ngày thứ bảy và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử. C. Phải là ngày nghỉ và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.

D.Phải là ngày thứ bảy hoặc ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử

Câu 13: Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2020, thì huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có trên bốn mươi nghìn dân được bầu tối đa bao nhiêu đại biểu?

A.  35 đại biểu

B. 40 đại biểu

C. 45 đại biểu

D. 50 đại biểu

Câu 14. Khiếu nại kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải gửi đến Ủy ban bầu cử chậm nhất là bao nhiêu ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

B. 05 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

C.10 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

D.15 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Câu 15. Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, cơ quan nào sau đây có thẩm quyền lập danh sách cử tri?

A.Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.

B. Ủy ban nhân dân huyện huyện, thị xã, thành phố nơi có đơn vị hành chính cấp xã

C. Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện

D. Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã

Câu 16. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do cơ quan nào quyết định thành lập?

A. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp

B. Ủy ban nhân dân cùng cấp

C. Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp

D.Cấp ủy cùng cấp

Câu 17. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2020, Xã không thuộc miền núi, vùng cao, hải đảo có trên năm nghìn dân thì được bầu tối đa bao nhiêu đại biểu HĐND xã?

A. 20 đại biểu

B. 25 đại biểu

C. 28 đại biểu

D. 30 đại biểu

Câu 18. Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, thì trước ngày bầu cử, công dân ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là mấy ngày?

A.  Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử

B.  Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử

C. Chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử

D.Chậm nhất là 110 ngày trước ngày bầu cử

Câu 19. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập tổ bầu cử?

A. Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân

B. Ủy ban nhân dân cấp xã

C. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã

D. Ban thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã

Câu 20. Khiếu nại kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội phải gửi đến Hội đồng bầu cử Quốc gia chậm nhất là bao nhiêu ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội?

A. 05 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội

B. 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội

C.10 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội

D.15 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội

Các tin khác