Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Ngày 19/9/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2373/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, mục tiêu, đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo của Quyết định có nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

 

a. Mục tiêu chung: Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi của đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới ở tỉnh, huyện, xã và thôn, bản đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

b. Mục tiêu cụ thể: Đến 2013 có 40%, đến năm 2015 có 75% và đến năm 2020 có 100% cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới.

2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

2.1. Cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh: Cán bộ của các sở, ngành có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM, thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh; cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình ở cấp tỉnh; Trưởng và Phó Ban Chỉ đạo NTM cấp huyện và cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.

2.2. Cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thành phố: Cán bộ của các phòng, ban có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, thành phố.

2.3. Cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp xã, thôn, bản: Cán bộ công chức xã theo quy định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ; cán bộ Đảng, đoàn thể; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã; thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, Ban Quản lý xây dựng NTM cấp xã và Ban Giám sát cộng đồng; cán bộ thôn bản: Bí thư Chi bộ thôn, bản; Trưởng thôn, bản và thành viên Ban Phát triển thôn, bản.

3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Căn cứ chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 tại Quyết định số 1003/QĐ-BNN-KTHT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

3.1. Cán bộ xây dựng NTM cấp tỉnh.

* Chuyên đề 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM

- Khái niệm về nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

- Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW;

- Giới thiệu tóm tắt Chương trình xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của TTCP.

+ Mục tiêu Chương trình

+ Đối tượng, phạm vị thụ hưởng Chương trình

+ Nhiệm vụ, nội dung cơ bản của Chương trình

+ Nguyên tắc thực hiện

+ Tổ chức thực hiện.

- Hệ thống văn bản quản lý, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình - Thông tư liên tịch về hướng dẫn thực hiện Chương trình.

+ Các thông tư và các văn bản có liên quan.

+ Các văn bản quản lý, hướng dẫn của địa phương

+ Trao đổi thảo luận

* Chuyên đề 2: Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo các cấp và bộ máy quản lý điều hành Chương trình.

- Chức năng, nhiệm vụ của BCĐ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã;

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám sát cộng đồng;

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Phát triển thôn;

- Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Điều phối và các cơ quan thường trực Chương trình

* Chuyên đề 3: Cơ chế huy động nguồn lực và quản lý tài chính ngân sách trong Chương trình xây dựng nông thôn mới

- Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: Cơ chế huy động đối với mỗi loại nguồn;

- Nội dung, qui trình lập dự toán ngân sách và dự toán các dự án, công trình thuộc Chương trình.

- Quá trình giám sát và kiểm tra thực hiện dự án, công trình, các nội dung. Thủ tục trình duyệt dự toán, thanh quyết toán công trình, dự án thuộc Chương trình.

- Các thủ tục, qui định và căn cứ để thuyết trình và bảo vệ dự toán ngân sách trước các cơ quan có thẩm quyền và các tình huống có thể xảy ra, cách thức xử lý tình huống đã nêu và bảo vệ dự toán.

- Bài tập thực hành.

* Chuyên đề 4: Tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng nông thôn mới

- Tại sao phải tuyên truyền, vận động người dân thực hiện xây dựng NTM ?

- Thế nào là tuyên truyền vận động ?

- Vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM;

- Nội dung công tác tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới

- Các phương pháp và kỹ năng cơ bản tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân và cộng đồng triển khai xây dựng nông thôn mới

- Trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng XDNTM

Trao đổi thảo luận, bài tập tình huống.

* Chuyên đề 5: Công tác theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai Chương trình

- Giới thiệu hệ thống biểu mẫu báo cáo của Chương trình.

- Các quy định cụ thể về chế độ thông tin, báo cáo thuộc Chương trình.

- Trách nhiệm của cấp cơ sở trong việc tổng hợp, xử lý số liệu báo cáo.

- Một số kỹ năng tổng hợp số liệu, quy trình báo cáo của cấp xã, thôn, bản về các nội dung triển khai, tiến độ thực hiện Chương trình.

- Bài tập thực hành.

* Chuyên đề 6: Tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

- Xác định nhu cầu, mục đích, nội dung tham quan, học tập.

- Xác định các mô hình xây dựng nông thôn mới cần tham quan học tập.

- Lập kế hoạch, tổ chức tham quan, học tập phù hợp trong và ngoài địa phương.

- Từng học viên viết báo cáo thu hoạch. Trao đổi, thảo luận để rút ra những kinh nghiệm thực tế có thể áp dụng tại địa phương mình.

- Xây dựng kế hoạch áp dụng trong thực tế tại địa phương

3.2. Cán bộ xây dựng NTM cấp huyện (thành phố), xã:

* Chuyên đề 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM

- Khái niệm về nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

- Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW;

- Giới thiệu tóm tắt Chương trình xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của TTCP.

+ Mục tiêu Chương trình

+ Đối tượng, phạm vị thụ hưởng Chương trình

+ Nhiệm vụ, nội dung cơ bản của Chương trình

+ Nguyên tắc thực hiện

+ Tổ chức thực hiện.

- Hệ thống văn bản quản lý, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình - Thông tư liên tịch về hướng dẫn thực hiện Chương trình.

+ Các thông tư và các văn bản có liên quan.

+ Các văn bản quản lý, hướng dẫn của địa phương

+ Trao đổi thảo luận

* Chuyên đề 2: Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo các cấp và bộ máy quản lý điều hành Chương trình

- Trình tự các bước triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Chức năng, nhiệm vụ của BCĐ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã;

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám sát cộng đồng;

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Phát triển thôn;

- Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Điều phối và các cơ quan thường trực Chương trình

- Trao đổi thảo luận.

* Chuyên đề 3: Cơ chế huy động nguồn lực và quản lý tài chính ngân sách trong Chương trình xây dựng nông thôn mới

- Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: Cơ chế huy động đối với mỗi loại nguồn;

- Nội dung, qui trình lập dự toán ngân sách và dự toán các dự án, công trình thuộc chương trình ở xã.

- Quá trình lập dự toán và kiểm tra thực hiện dự án, công trình, các nội dung ở xã. Thủ tục trình duyệt dự toán, thanh quyết toán công trình, dự án thuộc Chương trình.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, cán bộ nghiệp vụ kế hoạch, tài chính cấp xã trong công tác lập dự toán, phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện các dự án, công trình, nội dung chương trình ở xã

- Các thủ tục, qui định và căn cứ để thuyết trình và bảo vệ dự toán ngân sách trước các cơ quan có thẩm quyền và các tình huống có thể xảy ra, cách thức xử lý tình huống đã nêu và bảo vệ dự toán.

- Bài tập thực hành.

* Chuyên đề 4: Hướng dẫn triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Hồ sơ quy hoạch nông thôn mới và công bố quy hoạch nông thôn mới;

- Vai trò của người dân và cộng đồng trong triển khai quy hoạch xây dựng NTM

- Bài tập thực hành

* Chuyên đề 5: Hướng dẫn xây dựng đề án nông thôn mới

- Nội dung của đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã;

- Phương pháp tiến hành;

- Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã;

- Vai trò của người dân và cộng đồng trong xây dựng đề án NTM cấp xã;

- Bài tập thực hành

* Chuyên đề 6: Quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình.

- Quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã.

+ Vai trò của cơ sở hạ tầng, quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nội dung của chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng”.

+ Những yêu cầu kỹ thuật của các công trình cơ sở hạ tầng trong sử dụng, bảo dưỡng.

+ Trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể gia đình và cộng đồng trong quản lý, sử dụng và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng.

- Quản lý triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình trên địa bàn xã.

+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin về nội dung hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới cho người dân.

+ Quy trình xác định các công trình cơ sở hạ tầng do Ban QL xây dựng nông thôn mới cấp xã làm chủ đầu tư thuộc Chương trình.

+ Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng

+ Quy trình xác định nhu cầu và hướng dẫn người dân, cộng đồng lựa chọn công trình, xác định thứ tự ưu tiên triển khai theo nhu cầu của họ và phù hợp với quy định của Chương trình.

+ Lập kế hoạch thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình, bao gồm: Lập đề xuất đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, ký kết hợp đồng cung cấp vốn…

+ Quy trình tổ chức triển khai các công trình, ký hợp đồng với các đơn vị thi công để thực hiện các bước trong trình tự đầu tư và xây dựng.

+ Tổ chức giám sát thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ; nghiệm thu và bàn giao công trình; thanh toán, quyết toán công trình và đưa vào sử dụng;

+ Tổ chức người dân tham gia thực hiện dự án và huy động cộng đồng đóng góp để xây dựng công trình.

+ Quy trình huy động nguồn lực, duy tu bảo dưỡng và vận hành công trình sau khi nghiệm thu dựa vào cộng đồng.

+ Bài tập thực hành, thực địa.

* Chuyên đề 7: Phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn

- Vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã trong phát triển kinh tế xã hội.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với một số cây con chủ yếu ở địa phương.

- Bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

- Quản lý bảo vệ rừng, các công trình thủy lợi.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất.

- Phân tích xác định lợi thế của địa phương để chọn phương án đầu tư, chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp.

- Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề nông thôn theo thế mạnh của địa phương;

- Gắn phát triển sản xuất với đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Tham quan mô hình và thảo luận.

* Chuyên đề 8: Đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

- Định hướng hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn;

- Các cơ chế, chính sách về khuyến khích xuất khẩu, liên kết 4 nhà trên địa bàn xã

- Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn.

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, THT, trang trại trong nông thôn

- Trao đổi, thảo luận, thực địa

* Chuyên đề 9: Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân

- Sự cần thiết về lập kế hoạch có sự tham gia của người dân.

- Thế nào là kế hoạch có sự tham gia của người dân.

- Nội dung các bước quá trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân.

- Các kỹ năng cơ bản trong việc tổ chức lấy ý kiến, thảo luận trong quá trình lập kế hoạch.

- Tổng hợp, phân tích các ý kiến và xây dựng văn bản trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hành các bài tập tình huống ở địa phương cụ thể.

- Thảo luận, làm bài tập tình huống.

* Chuyên đề 10: Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện xây dựng NTM

- Tại sao phải tuyên truyền, vận động người dân thực hiện xây dựng NTM?

- Thế nào là tuyên truyền vận động ?

- Vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM;

- Nội dung công tác tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các nội dung về văn hóa, xã hội, môi trường, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng các công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp, vệ sinh khu dân cư;

- Các phương pháp và kỹ năng cơ bản tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân và cộng đồng triển khai xây dựng nông thôn mới

- Trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng xây dựng nông thôn mới

- Trao đổi thảo luận, bài tập tình huống.

* Chuyên đề 11: Công tác theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện Chương trình

- Giới thiệu hệ thống biểu mẫu báo cáo của Chương trình.

- Các quy định cụ thể về chế độ thông tin, báo cáo thuộc Chương trình.

- Trách nhiệm của cấp cơ sở trong việc tổng hợp, xử lý số liệu báo cáo.

- Một số kỹ năng tổng hợp số liệu, quy trình báo cáo của cấp xã, thôn, bản về các nội dung triển khai, tiến độ thực hiện Chương trình.

- Bài tập thực hành.

* Chuyên đề 12: Tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm các mô hình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả

- Xác định nhu cầu, mục đích, nội dung tham quan, học tập.

- Xác định các mô hình xây dựng nông thôn mới cần tham quan học tập.

- Lập kế hoạch, tổ chức tham quan, học tập phù hợp trong và ngoài địa phương.

- Từng học viên viết báo cáo thu hoạch. Trao đổi, thảo luận để rút ra những kinh nghiệm thực tế có thể áp dụng tại địa phương mình.

- Xây dựng kế hoạch áp dụng trong thực tế tại địa phương.

4. Thời gian, hình thức đào tạo bồi dưỡng

- Đối với cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh: Đào tạo tập trung theo lớp với thời gian đào tạo một lớp 05 ngày (thời gian học lý thuyết 3 ngày, tham quan học tập kinh nghiệm 2 ngày - không kể thời gian đi lại).

- Đối với cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã: Đào tạo tập trung theo lớp với thời gian đào tạo một lớp 06 ngày (thời gian học lý thuyết 4 ngày, tham quan học tập kinh nghiệm 2 ngày - không kể thời gian đi lại).

5. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng qua các năm

5.1. Tổng số lớp giai đoạn 2011 - 2020: 236 lớp

Trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015:  177 lớp, cụ thể:

+ Cấp tỉnh, huyện:              5 lớp

+ Cấp xã:                       172 lớp

- Giai đoạn 2016 - 2020:    59 lớp

+ Cấp xã:                         59 lớp

5.2. Tổng số lượt học viên tham gia giai đoạn 2011 - 2020: 11.844 học viên

Trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015:   8.883 học viên, cụ thể:

+ Cấp tỉnh, huyện:              252 học viên

+ Cấp  xã:                         8.631 học viên

-  Giai đoạn 2016 - 2020: 2.961 học viên

Cấp xã:                             2.961 học viên

6. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện:                                             20.512 triệu đồng

Trong đó:

- Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, huyện:         415 triệu đồng

- Kinh phí đào tạo cán bộ cấp xã:                                20.097 triệu đồng

Nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình: Từ nguồn ngân sách Nhà nước bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Theo Quyết định số 2373/QĐ-UBND ngày 19/9/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình

Các tin khác