Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Hội cựu TNXP xã Võ Ninh đẩy mạnh phát triển kinh tế

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Sau những năm tháng cống hiến tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, trở về với đời thường, cán bộ, hội viên Cựu Thanh niên xung phong(TNXP) xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh tiếp tục vượt khó, dám nghĩ dám làm, nổ lực phát triển kinh tế, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Hội Cựu TNXP xã Võ Ninh hiện có 385 cán bộ, hội viên sinh hoạt trong 6 chi hội. Với mong muốn đồng hành, hỗ trợ hội viên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, hội Cựu TNXP xã đã phối kết hợp với UBND xã, Hội Cựu TNXP huyện và Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, mô hình cá- lúa, gia trại, trang trại tổng hợp cho các hội viên. Mặt khác, được UBND xã hỗ trợ, đầu tư kinh phí, nhiều hội viên Cựu TNXP được đi tham quan các mô hình phát triển kinh tế ở trong và ngoài tỉnh để về áp dụng. Những chuyến đi thực tế đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp hội viên trải nghiệm, nắm bắt, học hỏi kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

 

Ông Trần Lưỡng- Chủ tịch Hội Cựu TNXP xã Võ Ninh cho biết “ Cũng như cựu TNXP các nơi khác, anh em chúng tôi luôn suy nghĩ “lúc trẻ xông pha, về già mẫu mực”. Hiện nay, lứa tuổi chúng tôi đều từ 60 tuổi trở lên, không còn trai tráng, sung sức nữa nhưng ai nấy đều mẫu mực từ cách sống để làm gương cho con cháu trong gia đình nói riêng và thế hệ trẻ địa phương nói chung. Về phát triển kinh tế, tuổi già nhưng ý chí không già. Lúc trai trẻ thì “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi về đời thường nhiều người xây dựng gia đình thì tuổi cũng đã khá, rồi sinh con đẻ cái nên kinh tế khó khăn lắm. Không vì thế, chúng tôi động viên nhau, vượt lên chính mình, giúp nhau mở hướng làm ăn, quyết không cam chịu đói nghèo. Nhờ được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và đi tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế để về áp dụng, dần dần có nhiều hội viên có kinh tế khá lên, tính đến nay tỷ lệ gia đình có kinh tế ổn định chiếm trên 50%, trong đó có 20% số hộ khá và giàu”.

Trong 6 chi hội thôn Hà Thiệp, thôn Tây, thôn Trung, thôn Tiền, thôn Thượng- Hậu, thôn Trúc Ly ở chi hội nào cũng có nhiều hội viên phát triển trang trại, gia trại tổng hợp, nuôi trổng thủy sản, mô hình cá- lúa, trồng cây rau má. Ở thôn Tiền, có ông Đoàn Công An- chi hội trưởng, một người ít nói siêng làm. Trước đây, ông thuê máy đào 2 hồ nuôi cá trên diện tích 8000 m2 đất, hàng năm, ông nuôi cá trắm cỏ, cá mè. Ngoài ra, trong gia trại của ông thường xuyên có trên 300 gà mái đẻ cùng nhiều vịt, ngan; bình quân mỗi năm, ông thu nhập hàng trăm triệu đồng, trừ mọi chi phí, lãi ròng 120 triệu đồng/năm.

 Trong xã, thời chống Mỹ ác liệt có Bến phà 2 Trúc Ly đã cùng Bến phà Quán Hàu ngày đêm chở bộ đội, TNXP, vũ khí, lương thực, con em K8, K10… vượt sông dưới hàng triệu tấn bom tọa độ, róc két, bom bi, thủy lôi… đã biết bao người ngả xuống; nhưng mãi cho đến nay, nơi đây mong cầu cấp trên cho xây chí ít một Bia tưởng niệm tại Bến phà 2 Trúc Ly để các thế hệ con em đến tưởng niệm mà vẫn chưa có. Sau ngày đất nước thống nhất, Trúc Ly ngày càng đổi thay, phát triển, nhiều nhà cao tầng mọc lên, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây mới khang trang, đời sống người dân ấm no. Với chi hội Cựu TNXP, nơi có 117 hội viên, nhiều nhất xã, tại đây có rất nhiều hội viên chú trọng phát triển kinh tế, điển hình có Cơ sở trầm hương cao cấp Đàn- Thạo. Cả 2 vợ chồng Phạm Thanh Đàn và Lê Thị Thạo một thời cùng đồng đội chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cáng tải thương bệnh binh, vận chuyển lương thực, vũ khí…, đến năm 1981 ông bà mới lập gia đình. Ông Phạm Thanh Đàn chia sẻ “Những năm đầu, con cái còn nhỏ dại, vợ chồng chỉ dựa vào mấy sào ruộng khoán, thu nhập quá thấp. Hai vợ chồng luôn trăn trở, suy nghĩ tìm hướng thoát nghèo, bằng cách mạnh dạn vay vốn ngân hàng, thuê máy đào ao hồ ven hói Trúc Ly để nuôi cá và cá-lúa, nhờ đó nên mỗi năm thu về từ 50 đến 60 triệu đồng tiền lãi. Khi kinh tế gia đình đã ổn định, vợ chồng chúng tôi không chịu dừng lại, mở hướng làm ăn mới mong cầu vươn lên làm giàu. Hai vợ chồng giao lại ao hồ nuôi tôm, cá cho các con để đầu tư mua bán trầm hương, Đến khi kinh tế khá hơn, chúng tôi thành lập Cơ sở trầm hương ao cấp Đàn- Thạo, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 12 đến 13 lao động tại địa phương với mức lương khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở tôi thu mua cây trầm trồng lâu năm từ ngoài Hà Tỉnh và các nơi khác về. Các công nhân cưa, đục, gạn, xoi thành trầm thành phẩm. Trầm thành phẩm tại đây chủ yếu là trầm cảnh với đủ hình dáng, mẫu mả đẹp để chưng bày trong nhà. Hàng trầm của cơ sở được xuất bán từ các tỉnh thành trong nước như Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hò Chí Minh và ra nước ngoài như Trung quốc, Thái lan, Malaixia… Trừ mọi chi phí, hàng năm gia đình có lãi ròng từ 450 triệu đến 500 triệu đồng”.

Cũng tại chi hội Trúc Ly, có vợ chồng Cựu TNXP Hoàng Quốc Phòng và bà Phạm Thị Huề thành lập Thương hiệu trầm hương Hoàng Gia. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Quốc Phòng trầm ngâm, cũng như các Cựu TNXP đơn vị Thạch Hãn, thời đó, hàng ngày, chúng tôi phối hợp với các đơn vị bộ đội tìm kiếm, thu lượm, dọn dẹp bom mìn, khắc phục hậu quả chiến tranh và làm thủy lợi nhưng mãi cho đến nay, đã mấy chục năm rồi mà chế độ của anh em chúng tôi vẫn thua thiệt so với các đơn vị khác. Lấy nhau, hai vợ chồng vất vã lắm, ngày ngày vợ ở nhà vừa gieo, cấy, gặt hái ruộng đồng vừa chăm con nhỏ, còn tôi, cơm đùm gạo bới đi xuyên rừng từ năm này qua năm khác tìm kiếm trầm hương. Nghèo đói vẫn đói nghèo. Cách đây 9 năm về trước, vợ chồng tôi quyết định vay mượn tiền ngân hàng mở Thương hiệu trầm hương Hoàng Gia, thu mua trầm tự nhiên trong và ngoài nước, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho 12 lao động với mức lương 8 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm chúng tôi cũng là trầm mỹ nghệ, nhiều dáng đẹp, được khách hàng các nơi trong và ngoài nước ưa chuộng. Cũng như Cơ sở trầm hương cao cấp Đàn- Thạo, ngoài trầm thành phẩm mỹ nghệ, Thương hiệu trầm hương Hoàng Gia còn sản xuất trầm nụ và hương trầm phục vụ nhu cầu tâm linh cho nhiều gia đình trong và ngoài địa phương.

Hội Cựu TNXP xã Võ Ninh là một đơn vị có số lượng hội viên đông nhất huyện. Trước đây, nhiều gia đình hội viên còn khó khăn về kinh tế nhưng mấy năm qua, nhờ Hội cơ sở tuyên truyền, động viên hội viên phát huy truyền thống TNXP, dám nghĩ dám làm nên ngày càng có nhiều gia đình hội viên đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nên tỷ lệ gia đình hội viên khá, giàu ngày càng tăng. Thời gian tới, Hội Cựu TNXP huyện sẽ tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, những điếm mạnh về kinh tế cho các đơn vị khác trong toàn huyện noi theo. Ông Đặng Quốc Trị- Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Quảng Ninh chia sẻ.

                                                                                 THÁI TOẢN

Các tin khác